Hiện nay, tia X được ứng dụng rất rộng rãi trong y tế, trong chẩn đoán, phẫu thuật, CT-scanner, đo loãng xương…Do đó, việc trang bị một hệ thống chụp X-quang là không thể thiếu trong một cơ sở khám chữa bệnh đa khoa, tổng quát.
Cũng giống như các thiết bị và hàng hóa khác, thị trường máy X-quang cũng được phân chia rõ ràng thành nhiều phân khúc khác nhau, tùy thuộc vào giá thành, tính năng, hiệu năng, hãng sản xuất và xuất xứ của sản phẩm.
Hiện nay, các hệ thống máy chụp x-quang cổ điển có nhiều hạn chế về tính năng, liều chụp lên bệnh nhân cao, bất cập trong việc lưu trữ, truy cứu hay truyền tải, ít thân thiện với môi trường…do đó trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu tới việc đầu tư nâng cấp hệ thống x-quang cổ điển lên kỹ thuật số hoặc đầu tư hệ thống x-quang kỹ thuật số.
1.Xu hướng số hóa từ máy X-Quang cổ điển có sẵn
Về nguyên tắc bất kỳ máy phát X-Quang nào đều có thể sử dụng để nâng cấp lên X-Quang KTS. Bao gồm cả máy phát thấp tần hoặc cao tần, cả sóng hoặc nửa sóng, công suất thấp từ 40 – 1.000 mmA. Tuy nhiên với công suất thấp thì chất lượng hình ảnh thu được không cao, nhất là khi cần chụp các cơ quan khó như cột sống, xương sọ mặt. Theo kinh nghiệm chúng tôi khuyến cáo các nguồn phát như sau: dòng thấp tần, công suất từ 300 mmA trở lên; dòng cao tần công suất 200 mmA trở lên. Và hầu như các máy hiện còn sử dụng tốt ở các đơn vị hiện nay đều có thể nâng cấp lên X-quang KTS.
Lợi ích thu được sau khi lắp đặt hệ thống X-quang KST
– Trả kết quả nhanh, linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý bệnh nhân (đặc biệt đối với bệnh nhân chấn thương; bệnh nhân mắc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm về đường hô hấp gây tổn thương phổi cần phải được phát hiện nhanh để cứu chữa kịp thời và cách ly sớm khỏi cộng đồng như bệnh Lao, SARS, nhiễm vi rút H5N1 …)
– Giảm liều tia chụp cho bệnh nhân so với phương pháp truyền thống
– Không xảy ra tình huống hỏng phim cần chụp lại và rửa lại phim như phương pháp truyền thống
– Hình ảnh XQ bằng kỹ thuật số nên việc lưu giữ hình ảnh trở nên đơn giản, có thể ghi hình ảnh ra đĩa CD, có thể gửi hình ảnh qua mạng …
– Linh hoạt trong chẩn đoán: Có khả năng chẩn đoán từ xa, hội chẩn từ xa, telemedicine
– Không cần buồng tối để rửa phim nên tận dụng được thêm diện tích cho các nhu cầu khác
– Hoạt động với máy in phim khô, không cần sử dụng hoá chất rửa phim nên tiết kiệm chi phí tiêu hao và góp phần kiềm chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường sống.
– Giảm tối đa công việc nặng nhọc cho Kỹ thuật viên như: không phải rửa phim trong buồng tối, không phải tiếp xúc với hoá chất rửa phim có hại cho sức khoẻ …
– Làm cơ sở thiết lập hệ thống thông tin hình ảnh (PACS/RIS) và kết nối với các hệ thống thông tin khác trong bệnh viện, tiến tới thiết lập hệ thống thông tin bệnh viện hoàn chỉnh (HIS)
DR – Digital Radiography | CR – Computed Radiography |
Cho ảnh X-Quang số trực tiếp. Có thể chụp liên tục không cần xóa. |
Cho ảnh gián tiếp sau khi được máy Digitizer quét. |
Không cần casette, có thể ghi tên bệnh nhân trực tiếp. | Ngoài casette, có thêm máy quét, máy ghi lý lịch bệnh nhân. |
Cho ảnh ngay sau khi chụp | Chậm hơn DR về thời gian cho ảnh |
Bản cảm ứng cố định chỉ dùng được với 1 máy X-Quang. | Đa năng hơn vì chụp được ở nơi khác rồi mang về trung tâm xử lý. |
Là hệ thống hiện đại, gọn nhẹ. | Hệ thống cần nhiều máy móc đi theo. |
Chi phí cao. | Chi phí thấp hơn. |
Việc tận dụng nguồn phát ( máy X-Quang cổ điển ) hiện có của đơn vị để nâng cấp lên hệ thống KTS CR hoặc DR sẽ tiết kiệm chi phí cho đơn vị hàng tỷ đồng.
– Máy phát
– Cassette nhận ảnh
– Đầu đọc Cassette chuyển sang KTS
– Hệ thống máy tính tích hợp phần mềm xử lý ảnh, lưu trữ
– Máy in film
Stt | Loại Thiết Bị | Công Xuất – Cấu Hình | SL |
1 | Máy đọc CR | 73IP/giờ (24×30) cm | 1 máy |
2 | Trạm xử lý ảnh CR |
|
1 bộ |
3 | IP & Cassette | (24 x 30) cm (35 x 35) cm (35 x 43) cm |
1 bộ
1 bộ
1 bộ |
4 | Máy in film nhiệt Hoặc Máy in film laser |
90 film (20×25)cm/giờ
120 film (20×25)cm/giờ |
1 máy
1 máy |
5 | linh kiện kết nối.. | 1 bộ |
– Máy phát
– Tấm DR nhận ảnh
– Hệ thống máy tính tích hợp phần mềm xử lý ảnh, lưu trữ
– Máy in film
Stt | Loại Thiết Bị | Công Xuất – Cấu Hình | SL |
1 | Tấm nhận ảnh DR | 73IP/giờ (24×30) cm | 02 bộ |
2 | Trạm xử lý ảnh DR |
|
1 bộ |
3 | Máy in film nhiệt Hoặc Máy in film laser |
90 film (20×25)cm/giờ
120 film (20×25)cm/giờ |
1 máy
1 máy |
4 | linh kiện kết nối.. | 1 bộ |
Như vậy, giữa việc nâng cấp tấm DR và CR có sự chênh lệch nhau rất lớn về giá. Chất lượng hình ảnh tương đương nhưng về độ bền thì DR cao hơn, CR cũng có thể được 4-6 năm với công suất trung bình. Do vậy với các đơn vị có nguồn vốn hạn hẹp, bênh nhân không quá đông như các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám, bệnh viện tư nhân nhỏ thì đầu tư CR hiệu quả hơn rất nhiều so với DR
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, hiện nay các cơ sở Y tế lớn khi đầu tư mua sắm thường đầu tư luôn hệ thống X-Quang số ( đồng bộ hoặc lắp ghép ). Các cơ sở nhỏ, kinh phí ít hơn thì vẫn sử dụng X-Quang cổ điển ( sử dụng phim ướt ). Thực ra, đầu tư hệ thống X-quang KTS chi phí không quá cao, nhất là với hệ thống CR. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế từ chụp X-Quang quá thấp nên nếu đầu tư nhiều sẽ khó thu hồi được vốn.
Khi đầu tư mua sắm hệ thống X-quang mới cần lưu ý các điểm sau :
Khi mua X-Quang cổ điển ( máy phát )
Do hiệu quả kinh tế thấp, nên nếu không cần chụp các cơ quan phức tạp như cột sống, sọ mặt, can thiệp chấn thương sâu thì các đơn vị có thể chỉ cần đầu tư hệ thống X-Quang cổ điển. Nhưng cố gắng đầu tư loại cao tần để sau này nâng cấp lên KTS cho phù hợp.
Khi muốn đầu tư hệ thống CR hay DR hoàn chỉnh 100% mới từ đầu thì cần chú ý tới: chọn máy phát rời sau đó ghép hay chọn hệ thống đồng bộ ( chỉ có ở DR ). Việc chọn 1 hệ thống DR đồng bộ, tuy rất hiện đại, tính năng tốt và vận hành đồng bộ. Tuy nhiên giá thành sẽ quá cao so với việc ghép tấm DR với máy phát tia X rời.
Phim khô: phim khô có thể sử dụng công nghệ in nhiệt hoặc in laser. Máy in và phim laser có chi phí đầu tư cao hơn một ít nhưng chất lượng hình ảnh cũng vượt trội hơn. In phim khô chỉ dành cho các máy X-Quang KTS. Hầu hết các hãng đều có cả 2 dòng máy này, phổ biến có các: Fujifiml, AGFA, Kodak