Bệnh viêm nang lông là sự nhiễm trùng mãn tính của da vùng kẽ giữa hai mông gần với xương cụt. Thường thấy ở nam nhiều hơn ở nữ và thường xảy ra ở độ tuổi dạy thì cho đến 40 tuổi. Người bệnh béo phì có nhiều lông vùng mông có tỷ lệ mắc nhiều hơn.
Nguyên nhân
Lông thường phát triển giữa kẽ mông. Những nang lông có thể bị nhiểm trùng. Và hơn nữa là lông có thể mọc ở trong những cái nang bị nhiễm khuẩn này gây nên những ổ áp xe làm tình trạng người bệnh xấu đi.
Triệu chứng
- Các triệu chứng thường xuất hiện theo các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường hay gặp là:
- Xuất hiện những lỗ nhỏ ở kẽ mông
- Xuất hiện khối sưng đau
- Rò dịch từ vùng bị nhiễm trùng (dịch trắng, đục, hoặc trong hoặc dịch máu hồng)
- Nếu bị nhiễm trùng, vùng này trửo nên đỏ, đau tức và có thể chảy mủ thối
- Nếu bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện sốt, buồn nôn, mệt mỏi
Diễn biến bệnh
Hầu hết người bệnh đều trải qua giai đoạn áp xe cấp tính (khu vực bị bệnh thường sưng nề, căng tức và có thể chảy mủ). Sau đó giai đoạn áp xe sẽ tự qua đi hoặc phải can thiệp trích rạch dẫn lưu, và bắt đầu giai đoạn tạo thành một ổ xoang nang lông. Xoang này là một dạng khoang nằm ở dưới bề mặt da và thông ra ngoài bề mặt da bằng một hoặc nhiều lỗ nhỏ. Một số đường rò xoang có thể tự khỏi, nhưng hầu hết người bệnh đều cần phải được phẫu thuật để lấy bỏ xoang nhiễm trùng này.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán thường chỉ bằng khám lâm sàng kiểm tra kẽ mông ở vùng cùng cụt
Điều trị
- Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Điều trị đầu tiên cho giai đoạn áp xe cấp tính là phẫu thuật trích rạch dẫn lưu áp xe. Một đường rạch nhỏ được sử dụng để dẫn lưu mủ ra ngoài, làm giảm đau và giảm viêm. Phẫu thuật này có thể được làm tại phòng khám và gây tê tại chỗ.
- Điều trị ngoại khoa
- Những ổ nhiễm trùng tái phát và phức tạp cần phải điều trị ngoại khoa bằng việc mở nắp ổ nhiễm trùng hoặc lấy toàn bộ xoang nhiễm trùng. Mở xoang nhiễm trùng được mô tả trong hình 2, bao gồm mở ổ áp xe và các đường rò từ trên bề mặt da.
- Việc phẫu thuật lấy bỏ xoang nhiễm trùng rộng rãi thường mang lại kết quả tốt hơn, mặc dù việc liền thương phải mất thời gian dài. Nếu vết thương được để hở (không khâu lại sau khi lấy bỏ tổ chức) thay băng hàng ngày giúp liền thương từ đáy lên.
- Sau khi liền, phần da vùng kẽ mông nên được cạo liên tục 2-3 tuần/ lần cho đến khi qua tuổi 30. Sau độ tuổi này, lông thường mềm và mỏng và độ sâu của kẽ mông sẽ bớt sâu hơn. Bệnh viêm rò nang lông kẽ mông có thể phát triển thành mãn tính và tái phát cho nên việc khám định kỳ kiểm tra sau phẫu thuật rất quan trọng.
Ths.Bs Phạm Phúc Khánh/ Trung tâm Hậu môn trực tràng và Tầng sinh môn