Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tiến triển nhiễm trùng nhanh hơn. Những cơ quan thường bị nhiễm trùng gồm bàng quang, thận, âm đạo, nướu răng, bàn chân và da. Điều trị sớm có thể ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm sau này.
Những dấu hiệu cần lưu ý
Hầu hết nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường có thể điều trị được. Nhưng người bệnh cần phải nhận ra các dấu hiệu bất thường. Đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu sau:
- Sốt trên 38oC
- Đổ mồ hôi hoặc lạnh run
- Nổi ban ở da
- Đau, đau khi ấn, đỏ hoặc sưng phù
- Vết thương hoặc vết cắt không lành
- Nóng, đỏ, sưng có chảy dịch
- Đau họng, rát họng, hoặc đau khi nuốt
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu hoặc đau khi ấn dọc phía trên xương gò má
- Ho khan hoặc ho có đàm kéo dài hơn 2 ngày
- Đẹn trắng ở miệng hoặc lưỡi
- Buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy
- Hội chứng giả cúm (lạnh run, đau nhức toàn thân, đau đầu hoặc mệt) hoặc nhìn chung cảm thấy rất mệt mỏi
- Ngứa âm đạo
- Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu gắt
- Tiểu máu, tiểu đục hoặc nước tiểu có mùi hôi
Tài liệu tham khảo
http://www.webmd.com/diabetes/guide/infections-linked-diabetes
Nếu bài viết hữu ích, bạn thích hãy bấm LIKE và SHARE để ủng hộ nhé.